Tác phẩm Chú bé có tài mở khóalà một truyện phiêu lưu, kể về chú bé Hùng bị ném ra ngoài xã hội, phải đối mặt với cái xấu, cái ác, phải vật lộn nhọc nhằn, gặp đủ loại người tốt có, xấu có, có khi được cưu mang, có lúc bị vùi dập.
![]() |
Chú bé có tài mở khóa kể về chuyến phiêu lưu của chú bé Hùng Lé. |
Chuyện bắt đầu từ việc chú bé Nam ở quê ra tỉnh chơi. Bố đi vắng, Nam trở nên bơ vơ. Nhờ làm quen với Hùng Lé, một chú bé có biệt tài mở khóa, Nam mới vào được phòng bố ở. Thế rồi, phòng bố Nam trở thành cứ điểm của bọn lưu manh.
Khu tập thể Nam ở bị trộm lớn, bản thân Nam thì bị bọn lưu manh bắt cóc. Hùng Lé giúp Nam trốn khỏi hang ổ bọn cướp nhưng Hùng lại sa vào tay một bọn gián điệp kiêm buôn lậu và tiếp tục những cuộc phiêu lưu. Khi ở Hà Nội, khi ở Hải Phòng, khi ở Quảng Ninh, bọn chúng “thử thách rèn luyện” Hùng. Cho đến khi gặp các chú công an, Hùng mới hiểu thêm mình, biết mình là con một liệt sĩ công an và tên gián điệp với biệt danh Cóc Vàng chính là kẻ trước đây đã giết bố Hùng.
Theo từng trang sách, những mánh khóe, mưu mô của bọn lưu manh, gián điệp bị vạch trần. Những suy nghĩ ban đầu của người đọc về Hùng Lé - một cậu bé với nhiều tính xấu như thích chơi, ngại học - sẽ dần thay đổi. Về bản chất, Hùng là một thiếu niên lương thiện, trượng nghĩa. Hoàn cảnh đưa đẩy cậu sa vào tay bọn lưu manh, dù phải làm việc bất lương song trong tâm thức, Hùng luôn day dứt và khát khao trở về với gia đình thân yêu, với cuộc sống bình thường mà dung dị.
![]() |
Lật giở từng trang sách, người đọc thêm cảm mến hơn những đức tính tốt của Hùng. |
Ở Hùng, người đọc thấy được sự táo bạo, tự tin và tháo vát. Sự lạc quan, yêu đời và lòng cảm thông với những bất hạnh của người khác trong Hùng khiến ta thêm yêu mến cậu bé. Chẳng thế mà suốt cuộc phiêu lưu gian khổ, Hùng vẫn không quên, vẫn giữ được con búp bê nhỏ cho bé Liên, dù chỉ mới gặp Liên thoáng qua một lần.
![]() |
Cuốn sách từng đoạt giải văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985. |
Quyển sách kết hợp các tình tiết phiêu lưu với phản kháng, cốt truyện có nhiều tầng, nhiều tuyến, nhiều tình tiết lạ. Bằng con mắt quan sát tỉ mỉ, tác giả Nguyễn Quang Thân đã khéo léo kết hợp những hình ảnh tưởng tượng phóng khoáng, bay bổng với những chi tiết dung dị, tự nhiên tạo nên những tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên mà hợp lý.
Thanh Nhàn
Cuốn cẩm nang này nêu những dấu hiệu nhận biết, các con đường lây nhiễm bệnh và cách để phòng ngừa Covid-19 cho bản thân và cộng đồng.
" alt=""/>Lạc quan, cảm thông hơn với Chú bé có tài mở khóaTrên một đường đua ở miền Đông Trung Quốc, một chiếc môtô cỡ nhỏ đang lao hết khúc cua này đến khúc cua khác với tốc độ cao. Điều làm cho cảnh tượng đó trở nên khác thường là người cầm lái - một cậu bé 4 tuổi. Bánh của chiếc xe đua thậm chí còn nhỏ hơn chiếc mũ bảo hiểm cậu đang đội trên đầu.
Trong khi những đứa trẻ cùng tuổi còn đang chơi đồ chơi thì Xia Boen đến từ Nam Kinh, Giang Tô lại dành phần lớn thời gian rảnh rỗi để luyện tập trên đường đua.
Cậu bé luôn theo sát các giải đua trong nước và quốc tế. Boen có khát vọng trở thành một tay đua mô tô chuyên nghiệp, được đi thi đấu các giải quốc tế.
Lần đầu tiên Boen tỏ ra hứng thú với mô tô là vào năm 2 tuổi khi cậu bé được ngồi ở ghế sau chiếc xe phân khối lớn hiệu Harley-Davidson của bố đi phượt khắp đất nước.
Hiện tại, Boen cùng các tay đua trưởng thành luyện tập trên một đường đua chuyên nghiệp tới 4 buổi/tuần. Bố cậu - anh Xia Fei cũng là một người hâm mộ mô tô cuồng nhiệt và thường xuyên tham gia các giải đấu nghiệp dư. Anh cho biết, Boen có thể hoàn thành vòng đua 1,3km trong 76 giây.
“Đua xe là giấc mơ của tôi khi còn nhỏ. Tôi thấy buồn vì không bao giờ có thể thực hiện được ước mơ đó” - anh Xia nói.
“Kể từ khi con trai tôi đam mê môn thể thao này, tôi nghĩ nên cho thằng bé cơ hội phát triển”.
Sự đầu tư của anh Xia cho đam mê của con trai không hề rẻ. Để có một chiếc mô tô cỡ nhỏ nhập khẩu từ Ý, anh phải chi 20.000 tệ (gần 70 triệu đồng).
Ước mơ thi đấu chuyên nghiệp của cậu bé sẽ phụ thuộc vào nhiều thứ như kinh phí, môi trường cạnh tranh trong tương lai và chính bản thân Boen.
Anh Xia cho biết, từ khi học đua xe, Boen trở nên gan dạ và có ý chí hơn. Nhưng việc trở thành tay đua chuyên nghiệp hay không thì phụ thuộc hoàn toàn vào cậu bé.
“Nếu thằng bé không thể thi đấu chuyên nghiệp, mà chỉ là một sở thích thì cũng không sao” - ông bố chia sẻ.
Trước những chỉ trích cho rằng môn thể thao này quá nguy hiểm với trẻ em, Xia cho biết anh luôn đảm bảo an toàn cho con trai khi tập luyện.
“So với các môn thể thao khác, đua xe có vẻ rủi ro hơn, nhưng vì thế mà người chơi luôn chú ý đến các vấn đề an toàn. Tập luyện khoa học và trang bị các thiết bị chuyên dụng có thể giúp trẻ em không bị thương”.
Anh cũng cho biết, anh ít quan tâm đến “những hiểu lầm và lo lắng” của một số người về việc con trai anh tham gia môn đua xe thể thao.
“Về cơ bản, tôi bỏ qua chuyện đó. Những gì họ nói là việc riêng của họ. Vì tôi có đầy đủ kiến thức về môn thể thao này nên tôi biết mức độ rủi ro là bao nhiêu. Cho đến nay, chấn thương nghiêm trọng nhất mà tôi thấy là bong gân - một việc hoàn toàn có thể chấp nhận được”.
Ông bố cũng cho biết, các thành viên còn lại trong gia đình ủng hộ việc Boen chơi môn thể thao này. Ngoài đua xe, cậu bé còn quan tâm tới việc sửa chữa xe. Cậu xem những người thợ làm việc để có thêm kiến thức về cách phối hợp và vận hành của những chiếc xe.
Người mà Boen hâm mộ nhất là tay đua người Tây Ban Nha Marc Márquez Alentà. “Có lẽ vì anh ấy đẹp trai và thường giành chiến thắng” - anh Xia tiết lộ.
Đăng Dương(Theo SCMP)
" alt=""/>Cậu bé 4 tuổi đua mô tô ở Trung QuốcNghe có vẻ là cuộc hội thoại rất bình thường nhưng Tú lại khẽ thở dài. Mặc dù Minh không có ý định làm nũng nhưng trước giờ cô đã quen nằm cạnh chồng, lúc nào cũng có chồng bên cạnh. Minh thấy đó là tình cảm nhưng đôi lúc Tú lại thấy đó là sự "bấu víu".
Đợt này Tú thường xuyên về muộn, hay cáu gắt với vợ. Anh cảm thấy thoải mái hơn khi được đi dạo, đi café một mình nghĩ về mọi thứ, đặc biệt là cô đồng nghiệp làm cùng nhóm anh.
Tú rất kiềm chế cảm xúc vì nhận thức bản thân đã có gia đình. Thế nhưng từng cử chỉ, lời nói, nụ cười của cô gái kia cứ ám ảnh anh mỗi ngày, đến mức anh sợ về nhà và nhìn thấy vợ.
Khi bị người bạn thân nhất nhận ra và khuyên răn, Tú còn khẳng định, thứ tình cảm anh dành cho cô gái kia không thể gọi là ngoại tình, "qua đường" hay "say nắng". Thậm chí Tú có động lực sống và làm việc mỗi ngày là nhờ cô gái ấy. Giữa họ chưa thực sự đi quá giới hạn nhưng Tú rất muốn được ở bên cô gái này một cách nghiêm túc. Phải chăng đây mới là tình yêu đích thực?
02
Tại sao "tình yêu đích thực" của nhiều người xuất hiện sau khi kết hôn?
Vì một phần nhu cầu của bạn được "đối tác trong hôn nhân" đáp ứng, còn những "nhu cầu phụ" xuất phát sau mới là điểm mà bạn thấy ở "tình yêu đích thực ngoài hôn nhân". Thật khó để tìm được 1 người bạn đời phù hợp và duy trì nhiệt yêu mãi mãi.
Ngoài ra, khi độ tuổi của bạn tăng lên, nhận thức khác hơn, nhu cầu bên trong của bạn cũng tăng lên. Yêu hai người cùng một lúc trong nhiều trường hợp là hai nhu cầu bổ sung, tương đồng về tinh thần và vật chất.
Như câu chuyện trên, người đàn ông thường tìm kiếm sự thỏa mãn khác nhau giữa hai người phụ nữ hoàn toàn khác nhau. Bản năng của con người thường là "ăn trong bát nhưng nhòm trong nồi".
Tài tử Johnny Depp từng nói: "Nếu bạn yêu hai người cùng một lúc, hãy chọn người thứ hai. Bởi nếu bạn thực sự yêu người thứ nhất, bạn sẽ không yêu người thứ hai".
Trong tình yêu lý tưởng, không chỉ bao gồm sự gần gũi về thể xác mà còn bao gồm cả sự cộng hưởng của trái tim và sự kết nối tâm hồn. Nói cách khác, nhu cầu cốt lõi của cả hai bên được đáp ứng thông qua sự tương tác về thể chất và tinh thần.
03
Có câu: "Trứng không nứt thì ruồi không bâu. Lừa dối nhiều khi chỉ là kết quả chứ không phải nguyên nhân".
Có lẽ đối với một người đã ở trên hai con thuyền, điều duy nhất anh ta yêu chính là bản thân anh ta chứ không phải vợ hay bồ.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là tình cảm không phải một bữa ăn, liệu một người có thể chia nhu cầu của bản thân thành nhiều phần khác nhau và từ từ thưởng thức?
Khi bước vào hôn nhân, sau nhiều năm, bạn có thể phải đối mặt với nhiều thử thách khác nhau, chẳng hạn như vấn đề tài chính, việc nhà, con cái, cha mẹ. Bạn sẽ cảm thấy rằng sự kỳ diệu của tình yêu đang phai nhạt và đam mê cũng không còn.
Bạn tình cờ gặp được một người khác vào lúc này, người sẽ thắp lại niềm đam mê trong bạn, đánh lạc hướng sự chú ý của bạn khỏi trách nhiệm và nghĩa vụ, tách bạn ra khỏi sự đơn điệu và nhàm chán. Cô ấy hiểu tất cả những khó khăn của bạn, khiến bạn cảm thấy dường như đây mới là chân ái?
Những vấn đề hôn nhân không phải ngày một ngày hai có thể giải quyết. Thứ bạn đang nghĩ là tình yêu đích thực, cảm xúc thiêng liêng ấy thực chất chỉ là 1 cuộc chạy trốn của kẻ hèn nhát không dám đối mặt với khủng hoảng hôn nhân.
Theo một số chuyên gia tâm lý, yêu hai người cùng lúc đồng nghĩa với việc bạn đang sợ "lựa chọn", không có niềm tin vào hai mối quan hệ và không dám (không nỡ) đưa ra lựa chọn.
Hôn nhân trong xã hội hiện đại đôi khi giống như một cuộc cạnh tranh vậy, con người ta thường đánh mất mình trong những chuẩn mực xã hội đã định sẵn, chắp vá "hạnh phúc" theo thị hiếu cuộc sống thời cuộc.
Thế nên, hãy lựa chọn thật kĩ trước khi bước vào hôn nhân. Và đừng mang tình yêu hay cảm xúc ra để bao biện cho những tham lam ích kỉ.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Chồng ngoại tình là điều làm phụ nữ đau đớn nhất, khổ sở nhất. Nhưng đã mở lòng cho chồng trở về, thì hãy tha thứ thực sự - tuy là rất khó, nhưng nếu cố ép thì nguy cơ mái ấm sớm không còn.
" alt=""/>Cuộc hội thoại lúc nửa đêm dài 3 câu và góc khuất của những ông chồng 'chán vợ'